Khi làm bất cứ một thứ gì và muốn gặt hái được thành công, người ta đều cần một chiến lược. Tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế web, chuyên ngành của tôi là quản lý dịch vụ. Nhưng khi so sánh giữa việc thành lập một trang web và việc thành lập công ty, ở đó có những điểm tương đồng nhất định.
Tôi sẽ giới thiệu qua cho những bạn không phải chuyên ngành về quản lý hiểu sơ qua về chiến lược và các bước khi thành lập một doanh nghiệp như thế nào. Hiểu được chiến lược đó các bạn có thể áp dụng vào để tạo ra một chiến lược cho website của mình.
Khi thành lập một công ty hay một công việc kinh doanh nào đó người ta phải làm rất nhiều công đoạn như là nghiên cứu thị trường (market research), phân tích điểm mạnh điểm yếu của mình (SWOT analysis), kết hợp điểm yếu với các điểm mạnh khác để tăng thêm thế mạnh của mình và giảm bớt yếu điểm (TOWS analysis), xác định đối tượng khách hàng tiềm năng (Potential target group), xác định vị trí của mình trên thương trường (Market positioning), phân chia thị phần (market segmentation), số tiền sẽ bỏ ra để đầu tư (budget) và cuối cùng là xác định nhiệm vụ chính của mình (core business). Ngoài ra còn rất nhiều bước nữa để chuẩn bị, nhưng những gì tôi liệt kê ở trên là có thể áp dụng vào việc thành lập lên một trang web. Nói như vậy, không phải chỉ cần bạn có một bước chuẩn bị tốt là sẽ đảm bảo sự thành công của một trang web. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác.
Khi thành lập lên một website bạn cần làm một bản nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh.
Ví dụ như bây giờ có vô vàn trang web về âm nhạc và họ đủ mạnh để là đối thủ cạnh tranh của bạn. Cho nên nếu bạn muốn đi về lĩnh vực này bạn phải có một cái gì đó hơn hẳn họ hoặc có những cái gì mới mẻ hơn họ để khách có thể đến website của bạn mà bỏ những trang web đối thủ.
Hoặc có một chiến thuật khác là bạn tự tìm ra những chỗ nào trang web đối thủ còn chưa cung cấp thì bạn hãy làm về chủ đề đó để bù vào chỗ trống và gọi là niche market. Nhưng nếu bạn không muốn tham gia vào một cuộc cạnh tranh dữ dội như thế và bạn muốn đi theo một hướng hoàn toàn khác. Thì bạn nên để ý xem trên không gian mạng còn những chủ đề nào chưa có người làm về nó thì bạn hãy làm về nó để bù vào chỗ trống. Nhưng trên tất cả bạn phải thích chủ đề đó và có tâm huyết để làm.
Sau khi nghiên cứu thị trường lúc đó bạn sẽ tự xem mình có điểm mạnh gì? điểm yếu gì? cơ hội phát triển và những đe dọa tiềm tàng.
Ví dụ bạn vẫn quyết định làm một website về âm nhạc thì bạn sẽ xem mình yếu điểm gì đơn cử một điểm yếu dễ thấy là lính mới, điểm mạnh có thể là bạn có nhiều bài hát hơn, cập nhật hơn và chất lượng hơn về âm thanh ... Tôn Tử cũng đã nói "biết mình biết người, trăm trận trăm thắng", biết mình mà không biết người thì năm ăn năm thua và không biết mình không biết người thì đánh đâu bại đó.
Sau khi bạn đã biết được những ưu khuyết điểm của mình thì bạn cần kết hợp nó lại để phát triển thế mạnh và khắc phục điểm yếu. Như ví dụ trên bạn sẽ phát triển thế mạnh là nhiều bài hát hay và chất lượng âm thanh tốt để bù vào điểm yếu là website của bạn vừa mới ra đời.
Công việc tiếp theo của bạn là xác định đối tượng mà bạn muốn hướng tới. Bạn nên làm một bản nghiên cứu những ai quan tâm đến âm nhạc bây giờ ở trong phạm vi online này. Chỉ có những bạn trẻ hay online mới vào và download và nghe nhạc ở website của bạn.
Hay như www.adcvietnam.net thì đối tượng khách hàng công ty chúng tôi là những đang hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp ... Biết được thông tin này sẽ giúp bạn rất nhiều cho những chiến dịch quảng cáo website và làm theo kiểu nội dung hướng đến đối tượngkhách hàng.
Khi bạn đã biết được đối tượng rồi bạn phải xác định mình trên thị trường. Mình sẽ đặt mình vào vị trí nào?. Ví dụ như trước khi thành lập công ty và phát triển webwww.adcvietnam.net tôi đã đặt mình vào vị trí khá thấp là một website mới về Tư vấn thiết kế website và phần mềm. Vì thế, ngay từ khi thành lập, chúng tôi đã đặt mục tiêu đào tạo và phát huy khả năng của từng cá nhân làm trọng tâm. Từ năm 2003 đến nay chúng tôi đều phát huy hết nội lực để đưa thương hiệu ADC tồn tại, phát triển vững mạnh.
Công việc tiếp theo bạn phải xem mình có thể đầu tư bao nhiêu tiền vào nó. Tôi cũng nói với bạn luôn, host free và tên miền free chỉ dùng để thực hành với web thôi, còn muốn tính kế lâu dài thì bạn nên đầu tư. Không có một lĩnh vực nào mà lại toàn xài đồ free mà lại lên cơm lên cháo được. Bạn cần đầu tư ít nhất là chi phí ban đầu cho host và domain, rồi hãy tính đến những chi phí khác!
Cuối cùng nhưng lại quan trọng nhất là core business (công việc trung tâm) của bạn. Tôitìm kiếm trên một vài diễn đàn hoặc website thấy rất nhiều trang không có core business. Cái gì cũng muốn nói đến, vào một trang bất kỳ có thôn con gái, xóm con trai, tử vi bói toán, ca nhạc, tư vấn thiết kế website, đồ họa .... Nói chung các box của diễn đàn đó có thể kéo dài đến cả thước. Điều đó hoàn toàn có thể nếu bạn có đủ năng lực và trí lực để bao quát toàn bộ nội dung. Sẽ là một diễn đàn hoặc website vô cùng tốt nếu trang đó của bạn cónhiều core business nhưng cái nào cũng tốt, cái nào cũng hay. Ngược lại nó sẽ phản tác dụng nếu bạn không có cái gì thực sự mạnh. Tục ngữ Việt Nam nói "một nghề cho chín còn hơn chín nghề" là vậy.
Nhiều người hỏi tôi là tại sao ADC không mở rộng kinh doanh sang những lĩnh vực khác ... nhưng tôi chỉ trả lời rằng tôi muốn tập trung vào Thiết kế website. Vì tôi xác định ngay từ đầu công việc chính của công ty là thiết kế web cho nên những lĩnh vực khác tôi để lại cho những người chuyên hơn họ đi vào lĩnh vực đó.
Cái này là xương sống trang web của bạn. Nội dung bạn tạo ra phải thực sư cung cấp một giá trị nào đó cho khách đến thăm trang của bạn. Đừng đi copy của những trang khác mà paste thẳng vào trang của mình. Tham khảo thì tốt nhưng phải làm bài viết mình khác vớinhững trang web khác. Khi bạn muốn lôi kéo thêm khách vào trang của bạn thì trước mắt bạn phải tạo ra sự khác biệt cho mình. Phải làm sao cho người ta khi vào trang mình lần đầu tiên và nghĩ "Ờ! trang này hay đấy, có nhiều bài viết tốt! sau này sẽ quay lại!". Cái đó là tất cả những gì tôi muốn nói.
Một người vào một trang web và quay lại lần thứ 2 hoặc hơn nữa không phải vì trang đó có một đoạn intro bằng Flash hấp dẫn, hoặc trang đó có một cái banner đẹp mà là vì trang đó có nội dung hấp dẫn họ. Ví dụ như trang vnexpress.net đứng về mặt thiết kế thì trang đó chẳng có gì nổi bật, nhưng rank alexa của họ đến thời điểm hiện tại là 476 ở toàn thế giới còn ở Việt Nam là 6! một con số quá thuyết phục. Khách quay lại trang đó vì nội dung quá tuyệt vời!
Tuy nhiên, để giảm thiểu những rủi ro cũng như tận dụng được những cơ hội đang có. Một chiếc lược phát triển cho một website tương lai là rất cần thiết cho những ai đang có ý định tạo một trang web một cách nghiêm túc. Tôi cũng đã qua đào tạo về ngành quản lý dịch vụ và đã làm việc trong một khoảng thời gian tại các công ty lớn. Tôi cũng có chút ít kiến thức tổng hợp về cách lập ra một chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, trong những bài này, tôi chỉ tập trung vào chiến lược phát triển trang web.
- Mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của website
- Khảo sát thị trường và xác định thị phần cho website
- Mô hình phân tích SWOT
- Xác định đối tượng người đọc khi thiết kế website
- Chọn chủ đề trước khi thiết kế website
- So sánh và học từ đối thủ cạnh tranh
- Lĩnh vực trung tâm
- Tạo điểm khác biệt khi thiết kế website
- Quảng bá website - SEO
Tóm lại hãy tạo cho mình một chiến lược cụ thể và sau đó hãy phát triển về chiều sâu để trứơc hết thỏa mãn mình và tạo cho thế giới mạng thêm một nguồn tài liệu được viết ra bởi chính sức lao động của mình.
Chúc các bạn thành công!!!